Luật sư giỏi & 6 kỹ năng tối thiểu cần có

Luật sư, Văn phòng luật sư, Công ty luật, Hãng luật, Luật sư giỏi ở TpHCM. Nhanh chóng – Uy tín – Hiệu quả. Hotline 0922 822 466

0
265
luật sư
Luật sư điều hành PHULAWYERS

Luật sư giỏi: để trở thành cần điều gì? 

Luật sư giỏi là người biết vận dụng linh hoạt những quy định của pháp luật. Nghề luật sư là một trong những nghề mang tính đặc thù. Kiến thức, kinh nghiệm là điều không thể thiếu, nhưng chưa đủ. Một tinh thần dũng cảm và trách nhiệm cao, coi việc bảo vệ quyền lợi của thân chủ như bảo vệ quyền lợi của chính mình là một trong những nguyên tắc đạo đức của người luật sư chân chính. 

Trong thực tế, trở thành một luật sư đã khó, nhưng để trở thành một luật sư thành công trong nghề nghiệp lại càng khó khăn gấp bội. Để trở thành một Luật sư giỏi, ngoài những kiến thức pháp lý (luật nội dung- luật hình thức), người Luật sư còn cần phải có những kỹ năng nghề nghiệp vững chắc. Việc tư vấn, bảo vệ như thế nào để mang lại quyền và lợi ích tốt nhất cho thân chủ là một việc không đơn giản với cả những luật sư giàu kinh nghiệm nhất. Và nó càng trở nên khó khăn, phức tạp hơn khi hành nghề luật sư ở Việt Nam bởi một hệ thống pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn và thiếu tính ổn định. Không dừng lại ở đó, sự khó khăn trong hành trình tìm công lý đôi khi còn bị cộng thêm bởi sự cản trở của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức quan liêu, tham nhũng…

Bên cạnh việc cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, hiệu quả với một mức phí hợp lý, tôi luôn sẵn sàng với sự tận tâm không kém trong việc hỗ trợ, trợ giúp pháp lý cho các cá nhân, hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đừng ngần ngại liên hệ với tôi, ngay cả khi đang ở trong hoàn cảnh khó khăn nhất.

Những yếu tố cần thiết giúp bạn trở thành một luật sư giỏi:

1. Đạo đức nghề nghiệp: 

Là một luật sư nói riêng và người làm trong lĩnh vực pháp luật nói chung thì nhất thiết bạn phải có đạo đức tốt, luôn trung thành với sự thật. Người ta vẫn ví những người làm trong lĩnh vực tư pháp là những người có thể đổi trắng thay đen, biến một người có tội nặng thành tội nhẹ, tội nhẹ thành vô tội và ngược lại.n

Cũng có câu ví luật sư như những con rắn có cái lưỡi không xương uốn éo sẵn sàng giối trá. Câu nói này xuất phát từ hiện tượng có không ít người đã vì lợi ích cá nhân mà dám bóp méo sự thật. Những người như vậy không sớm thì muộn cũng sẽ bị pháp luật trừng trị. Nghề nào cũng cần phải có đạo đức nghề nghiệp, tuy nhiên nghề luật là nghề cần thiết hơn cả. Sự trung thực với sự thật, trung thành với luật pháp của những người luật sư sẽ góp phần làm cho xã hội trong sạch hơn. 

Luật sư muốn tồn tại và có chỗ đứng trong xã hội thì phải có cái “TÂM” trong sáng. Chữ “Tâm” ở đây được hiểu Luật sư phải là người thực sự tâm huyết, yêu và hiểu nghề mà mình đang theo đuổi. Họ phải làm việc với tất cả sự nhiệt huyết, trăn trở, ưu tư, sống chết với nghề. Ở hầu hết tất cả các ngành nghề đều có người này người kia. Nghề Luật sư cũng vậy. Nhưng những Luật sư tồn tại được phải là người sống bằng cái tâm trong sáng. Họ theo nghề bằng con đường chân chính, bằng việc vận dụng đúng pháp luật. Điều đó được thể hiện bằng một số hành động như: Luật sư phải tư vấn đúng cho khách hàng của mình những việc họ cần phải làm, không lợi dụng khách hàng, không giúp khách hàng áp dụng sai pháp luật… 
 
Hành nghề Luật sư là chở đạo”. Như vậy, một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của những Luật sư đang hoạt động hiện nay là sự đam mê, chân chính trong cách làm việc. 
 

2. Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề:

Người ta vẫn thường hay gọi luật sư là các thầy cãi cũng bởi nghề luật là nghề nói, nghề cãi. Vì vậy kỹ năng giao tiếp cũng như kỹ năng thuyết phục, diễn giải vấn đề 1 cách khúc chiết luôn là những kỹ năng quan trọng nhất. Hãy thử tưởng tượng xem, trong 1 phiên tòa mà vị luật sư cứ nói ấp a ấp úng, diễn đạt lủng củng, không rành mạch… thì liệu thân chủ của anh ta có bao nhiêu phần trăm thắng cuộc? Để có được những kỹ năng này, bạn cần phải chịu khó rèn luyện ngay từ bây giờ. Rèn luyện kỹ năng hùng biện là việc làm cần thiết. Hãy tập nói 1 mình trước gương hay cùng 1 vài người bạn tập hợp lại để tranh luận về một vấn đề cùng quan tâm. Bạn cũng có thể tham gia các khóa học về kỹ năng giao tiếp, thuyết trình. Một điều nữa là trước khi diễn thuyết, bạn nên tìm hiểu thật kỹ vấn đề mình sẽ nói, lên dàn bài cho nội dung mình sẽ nói… 

3. Tư duy phân tích, tổng hợp, phán đoán, và tư duy logic:

Bạn cần phân tích các hành vi xảy ra trong vụ kiện, sau đó xâu chuỗi tất cả những hành vi này thành một hệ thống, thấy đâu là nguyên nhân, là điều cốt lõi của vụ kiện hay là một cánh cửa mở để đi theo nó mà thu thập thông tin tiếp. Tất cả những sự tư duy này luôn phải đảm bảo nguyên tắc logic chứ không thể đem cách suy nghĩ cảm tính vào được.Sự hiểu biết về tâm lý con người nói chung và tâm lý tội phạm nói riêng cũng sẽ giúp cho những luật sư dễ dàng tìm ra nguyên nhân của những hành vi phạm tội. 

 4. Kiến thức & kinh nghiệm chuyên môn

Hoạt động chính của Luật sư là áp dụng pháp luật, tư vấn áp dụng pháp luật trong những trường hợp khác nhau trong cuộc sống. Chính vì vậy, Luật sư phải nắm bắt đầy đủ và chính xác các quy định của pháp luật đồng thời biết vận dụng những quy định ấy linh hoạt và chính xác. Một Luật sư giỏi là người biết vận dụng linh hoạt những quy định của pháp luật

5. Luật sư phải là người có các kỹ năng mềm cần thiết.

Kỹ năng mềm ở đây có thể hiểu là khả năng hùng biện; nắm bắt, tổng hợp và phân tích vấn đề; thuyết phục người khác… Kỹ năng mềm đóng vai trò rất quan trọng trong việc có thành công hay không bởi nghề Luật sư vừa phải giao tiếp với rất nhiều người, vừa phải tự nắm bắt các vấn đề, thông tin của khách hàng… 

6Ngoại ngữ:

Bên cạnh những điều kiện, kỹ năng trên, bạn cũng cần phải có trình độ ngoại ngữ tốt để có thể làm việc tốt trong thời đại hội nhập ngày nay. Là một luật sự giỏi, bạn hoàn toàn có thể tham gia vào các vụ kiện tụng mang tính chất quốc tế hay các vụ kiện tụng có sự tham gia của người nước ngoài ở Việt Nam. Những vụ như vậy sẽ đem lại cho bạn rất nhiều kinh nghiệm cũng như một khoản thù lao không nhỏ đó. Đừng để rào cản ngôn ngữ mà hạn chế khả năng, cơ hội của mình.

Kết luận:

Trong quá trình hành nghề, Hãng luật PHULAWYERS đặt phương châm ” TÂM với nghề, TÍN với người” lên hàng đầu, luôn nhắc nhở đội ngũ luật sư, cộng sự, nhân viên phấn đấu trao dồi kiến thức, kinh nghiệm để trở thành những luật sư giỏi, đấu tranh vì công lý, hết mình vì quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Liên hệ để tư vấn & giải quyết các vấn đề pháp lý:

HÃNG LUẬT PHULAWYERS
Điện thoại: (08) 2223 7476 –0922 822 466
LS. Nguyễn Văn Phú
Email: phu.lawyers@gmail.com
Website: www.phu-lawyers.com
www.phuluatsu.com

 
 
TƯ VẤN ĐẦU TƯ & DỊCH VỤ GIẤY PHÉP